Câu 1: Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường Việt Nam, vậy mã vạch của những sản phẩm này có lấy trong quỹ số của công ty Mẹ hay không? Hay phải đăng ký mã số mã vạch khác?
Trả lời: Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường VN, thì công ty con nên đăng ký một Mã doanh nghiệp riêng để cung cấp cho các nhãn hàng đó và các nhãn hàng khác tương tự sau này (nếu có).
Câu 2: Công ty tại Mỹ có nhãn hiệu riêng là A, yêu cầu công ty tại Việt Nam sản xuất, đóng gói và vận chuyển hàng qua bên đó, nghĩa là sản phẩm hoàn thành dưới nhãn hiệu A, sản xuất và đóng gói tại Việt Nam. Vậy trên bao bì sản phẩm A đó có gán được MSMV của công ty Việt Nam này không? Hay là công ty A đó phải đăng ký MSMV tại Mỹ, và phía công ty Việt Nam có được in MSMV của công ty A trên bao bì kg? có phải gửi công văn thông báo cho Tổng Cục không? Trả lời: Công ty tại Việt Nam (gia công) sản xuất đóng gói và hoàn thành sản phẩm cho công ty A và hàng xuất trở lại cho bên công ty A: Nếu công ty A chưa đăng ký MSMV thỉ nên hỏi thủ tục hải quan (xem có yêu cầu phải có mã vạch trên hàng xuất sang nước của công ty A không) và hỏi công ty A xem nước họ có yêu cầu có mã vạch không, mã vạch về họ tự in hay họ ủy quyền cho mình in.
Câu 3: MSMV biểu hiện như thế nào trên bao nhiêu bao bì hàng hóa? Trả lời: Mã vạch là Một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng. MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển. Câu 4: Tại sao cần đăng ký mã số mã vạch ? Không thể một trong hai, hoặc mã số hoặc mã vạch? Trả lời: Để luận giải cho việc tại sao cần cả MS lẫn MV, chúng ta hãy hình dung công tác quản lý tại một siêu thị lớn kinh doanh một lúc hàng ngàn loại thương phẩm khác nhau. Mỗi loại thương phẩm có cùng đặc tính và giá tiền lại được nhập về từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau mà tốc độ tiêu thụ mỗi loại hàng cũng khác nhau tức nhu cầu quản lý để nhập tiếp mỗi loại hàng cũng khác nhau… Như chúng ta biết, mã số là do con người ấn định để gán cho đối tượng cần quản lý. Nếu không dùng biện pháp mã hóa từng thương phẩm bằng mã số thì nhà quản lý sẽ mất nhiều công sức, thời gian cũng như giấy tờ để mô tả chúng bằng chữ viết. Khi không cần quét tự động người ta sẽ chỉ đặt mã số. Mã số ở đây chính là chìa khóa mở ra kho chứa toàn bộ dữ liệu liên quan đến thương phẩm, nhưng mã số có nhược điểm là máy móc chưa đọc được do vậy khi con người xử lý sẽ không thể tránh khỏi sai sót với tốc độ chậm. Để giải quyết vấn đề này, mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Kết quả là chúng ta thấy khi bán hàng trong siêu thị, nhân viên bán hàng chỉ việc dùng máy quét để quét mã vạch trên thương phẩm. Nhờ ứng dùng phần mềm và công nghệ thông tin kết hợp MSMV mà công tác quản lý cũng như kinh doanh đã trở nên nhanh chóng, chính xác, tự động…. đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Câu 5: Có bao nhiêu loại MSMV? Trả lời: 5.1 Các loại mã số GS1 gồm: mã thương phẩm toàn cầu GTIN; mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC; mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI; mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN; mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ; 5.2 Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1: mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128; ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR… 5.3 Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được. 6.1 Cách đọc mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau: Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1; Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình; Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1). 6.2 Cách đọc mã vạch: Dùng máy quét mã vạch
Câu 7: Yêu cầu buộc phải có MSMV trên hàng hóa? Trả lời: Không bắt buộc Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng MSMV là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng MSMV để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.
Câu 8: Công ty tôi là công ty A trước đây đã đăng ký Mã số mã vạch và đã được Tổng cục TCĐLCL cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay công ty tôi đang tiến hành thủ tục giải thể và có một Công ty B mua lại công ty của tôi và muốn sử dụng lại mã số mã vạch chúng tôi đã được Tổng cục cấp lên sản phẩm. Trong trường hợp này công ty tôi (công ty A) và Công ty B phải làm những thủ tục gì? Trả lời: Vì Mã số doanh nghiệp đã được Tổng cục cấp cho công ty là chỉ có công ty mới được quyền sử dụng, không có quyền tự chuyển đổi nên trong trường hợp này các công ty phải tiến hành các thủ tục sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV đã được cấp (bản gốc) Bằng chứng đã hoàn thành nghĩa vụ phí đến thời điểm xin ngừng Công ty B: Xin đăng ký sử dụng Mã số doanh nghiệp mà công ty A đã sử dụng. Thủ tục gồm các giấy tờ sau: + Công văn xin sử dụng lại Mã số doanh nghiệp của công ty A Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV 01 bản sao giấy phép kinh doanh. Đóng phí đăng ký và duy trì năm đầu tiên như với 1 công ty đăng ký mới. Câu 9: Doanh nghiệp tôi đã được cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay chúng tôi ra thêm sản phẩm thì chúng tôi có phải đăng ký mã số doanh nghiệp khác không? Trả lời: Khi đã được cấp mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dùng mã số doanh nghiệp của mình phân bổ cho các sản phẩm của mình. Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 10 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 01 đến 99 ; Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 9 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 001 đến 999 ; Nếu DN đã đựoc cấp mã doanh nghiệp 8 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 0001 đến 9999. Việc phân bổ mã số cho các sản phẩm của mình sẽ do DN tự phân bổ sao cho các sản phẩm không bị trùng lặp mã số. Tuy nhiên khi phân bổ mã số cho các sản phẩm, DN phải cập nhật bản danh mục sản phẩm đã gán mã số mới nhất cho Tổng cục. Khi nào sử dụng hết quỹ số đã được cấp, DN có thể đăng ký mã số doanh nghiệp khác.
Câu 10: Mã đáp ứng nhanh QR (quick response) là gì ? Trả lời: Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, do một công ty của Nhật thiết kế chế tạo. Do có nhiều ưu việt nên mã vạch QR đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên toàn thế giới. Việt Nam đã công nhận ISO/IEC 18004 thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 7322) về loại mã này. Các đặc tính ưu việt của mã vạch QR là: · Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh; · Tiết kiệm diện tích; · Mã hóa được tất cả các loại ký tự (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản …); · Chính xác và an toàn khi quét. Hiện một số cơ quan đang có nhu cầu sử dụng mã QR trong quản lý nhân sự (công chức, bệnh nhân …) và vật phẩm (phụ tùng, chi tiết lắp ráp…).
Câu 11: Thương mại điện tử GS1 là gì? Trả lời: Thương mại điện tử GS1 bao gồm các tiêu chuẩn về việc truyền các gói tin thương mại bằng điện tử. Nói ngắn gọn, thương mại điện tử GS1 là thuật ngữ của GS1 về trao đổi dữ liệu điện tử. Có 2 bộ tiêu chuẩn GS1 eCom bổ sung cho nhau: GS1 XML – một bộ giản đồ XML mô tả cấu trúc và nội dung của tài liệu kinh doanh. Tìm thêm thông tin về các tiêu chuẩn thương mại điện tử của GS1 tại địa chỉ: http://www.gs1.org/productssolutions/ecom
Câu 12: Các câu hỏi liên quan đến phần diễn giải người đọc được đối với mã vạch thuộc Hệ thống GS1 Câu 12.1: Phần diễn giải người đọc được có cần theo một cỡ cụ thể không? Trả lời: Font OCR-B đã được quy định từ đầu để sử dụng với mã vạch EAN/UCC, nhưng các yêu cầu kĩ thuật của Hệ thống GS1 hiện chấp nhận mọi font nếu font đó là rõ ràng dễ đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết về yêu cầu kĩ thuật cho cỡ của mã vạch EAN/UCC, hãy xem tài liệu “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.1, phụ lục 6. Phần văn bản người có thể đọc thuộc mã vạch ITF-14 hay GS1-128 phải rõ ràng dễ đọc và có cỡ tỷ lệ đúng với cỡ của mã vạch theo “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.2.1.6 (ITF) và phần 5.3.7.4 (GS1-128). Câu 12.2: Phần diễn giải người đọc được nên đặt phía trên hay phía dưới mã vạch? Trả lời: Tùy thuộc vào mã vạch bạn sử dụng. Đối với mã vạch EAN/UCC, hãy tham khảo tài liệu “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.1 Phụ lục 6. Đối với mã vạch ITF-14 và GS1-128, phần văn bản (diễn giải người đọc được) có thể được in phía trên hay phía dưới mã vạch theo quy định trong tài liệu “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.2.1.6 (ITF-14) và phần 5.3.7.4 (GS1-128). Câu 12.3: Phần thể hiện các kí tự người đọc được có quan trọng không? Trả lời: Có. Đối với mã vạch EAN/UCC, các kí tự người có thể đọc phải là phần thiết kế có tham chiếu tới các câu hỏi nêu trên. Khoảng trống của các kí tự thuộc phần diễn giải người đọc ở phía dưới mã vạch ITF-14 và GS1-128 trợ giúp việc làm cho phần văn bản này dễ đọc và dễ nhập dữ liệu hơn. Trong khi tạo các khoảng trống phù hợp cho phần diễn giải người đọc được, những khoảng trống này không được mã hóa vào trong mã vạch. Câu 12.4: Tôi thấy có dấu ngoặc đơn bao quanh số phân định ứng dụng (AI) trong mã vạch GS1-128. Chúng được đề nghị xuất hiện ở đó và được mã hóa vào các vạch và khoảng trống của mã vạch hay sao? Trả lời: Tất cả các số phân định ứng dụng phải được đóng trong dấu ngoặc đơn trong phần diễn giải người đọc được, nhưng không được mã hóa vào mã vạch theo “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.3.7.4. Câu 12.5: Có bao nhiêu chữ số tôi in ra phía dưới mã vạch EAN/UCC trong phần văn bản người đọc được? Trả lời: Bạn phải, chắc chắn và không có ngoại lệ, in 13 số, không nhiều hơn, phía dưới mã vạch EAN-13. Bạn phải, chắc chắn và không có ngoại lệ, in 8 số, không nhiều hơn, phía dưới mã vạch UPC-E and EAN-8. Câu 13: Các câu hỏi thường gặp về Hoạt động kiểm tra chất lượng mã vạch Câu 13.1: Tôi có nên tính cả phần mã số người đọc được vào trong phép đo chiều cao của mã vạch EAN/UPC? Trả lời: Có, chiều cao của đo được phải là chiều cao của toàn bộ mã vạch bao gồm cả các mã số. Câu 13.2: Vật phẩm mà tôi kiểm tra bị cong, tôi đo chiều cao của mã vạch thế nào? Trả lời: Nếu có thể, hãy cố làm phẳng nhãn/ sản phẩm ra. Nếu không thể được thì hãy uốn cong thước quanh vật phẩm để có được phép đo chính xác. Câu 13.3: Dường như có một vạch đỏ xuyên qua Vùng trống nhưng máy kiểm tra xác nhận không thu nhận nó. Trường hợp này là đạt hay không đạt? Trả lời: Vật phẩm nên được coi là đạt. Một vài loại màu không gây ra các thay đổi về hệ số phản xạ và sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu suất quét. Bạn có thể dựa vào khả năng của máy kiểm tra xác nhận để xác định các công bố này. Câu 13.4: Máy kiểm tra xác nhận thông báo rằng mã vạch là mã 128, mã vạch đó có đúng không? Trả lời: Các máy kiểm tra xác nhận phù hợp với ISO cũng có thể đọc các mã vạch không thuộc về GS1. Nếu máy kiểm tra xác nhận [một cách chính xác] thông báo rằng mã vạch là mã 128, nhưng ứng dụng ở đây lại yêu cầu mã vạch GS1-128, thì khi đó mã đó là sai. Khuyến nghị Kí tự chức năng (FNC1) phải được đưa vào phần bắt đầu của mã vạch. Câu 13.5: Mã vạch không thoả mãn phép đo chiều cao tối thiểu đối với một mã EAN/UPC, mã vạch có đạt không? Trả lời: Mã vạch đó là không đạt ngoại trừ trường hợp bao gói bị hạn chế đến mức mà khoảng chiều cao tối đa có thể đã được cho trước. Trong trường hợp này thì mã vạch có thể cho là đạt. Hãy tham khảo www.gs1.org/helpdesk để có được các Câu hỏi thường gặp về việc sử dụng các loại mã vạch EAN/UPC nhỏ. Câu 13.6: Nhà sản xuất mẫu muốn dùng mã vạch EAN/UPC trên một nhóm thương phẩm, điều này có đúng không? Trả lời: Có, điều này là đúng khi mà kích thước X còn có chiều cao tối thiểu là 0,495 mm. Câu 13.7: Mã vạch ITF-14 mà tôi đang kiểm tra đã bị giảm chiều cao vạch xuống còn có 28mm, điều này có phù hợp không? Trả lời: Không, chiều cao tối thiểu phải bằng 32 mm (1,25 in.), ngoại trừ trường hợp bao gói bị hạn chế đến mức không thể dùng chiều cao đúng theo qui định. Câu 13.8: Mã vạch GS1-128 rộng 185 mm và nhà sản xuất nói rằng nó sẽ quét được, nó có đạt không? Trả lời: Không, nó sẽ không đạt. Độ rộng tối đa của mã vạch GS1-128 là 165 mm điều này là để đảm bảo rằng mọi máy quét đều có thể quét được nó. Câu 13.9: Mã vạch để kiểm tra có các đường màu trắng cắt ngang qua, đây có là vấn đề không? Trả lời: Khi kiểm tra mã vạch bằng máy kiểm tra xác nhận, một vài lần quét kiểm tra sẽ bị ảnh hưởng bởi các đường màu trắng. Ảnh hưởng tổng thể của những vạch này sẽ xác định liệu mã vạch có đạt hay không. Câu 13.10: Một mã vạch ITF-14 khi kiểm tra đã đạt cấp 0,5 khi các vạch khác không đạt ở cấp này. Điều này có đúng không? Trả lời: Cấp tối thiểu đối với mọi mã vạch là 1,5 với ngoại lệ cho mã ITF-14 khi được in trên vật liệu làm bằng sợi thủy tinh khi mà cấp khả thi tối thiểu là 0,5. Câu 13.11: Chiếc hòm hay nhóm thương phẩm mà tôi đang kiểm tra sẽ chỉ kiểm tra được nếu chất liệu bọc bên ngoài bị nhăn được tháo bỏ. Điều này có chấp nhận được không? Trả lời: Không, bất kì khi nào có thể mã vạch phải được kiểm tra ở dạng đóng gói cuối cùng của nó. Nếu chất liệu bọc bên ngoài bị nhăn được bó lại ngang qua mã vạch thì nó sẽ không chỉ làm cho việc kiểm tra chất lượng mã vạch thất bại mà thậm trí còn dẫn đến việc không quét được mã vạch khi thương phẩm được chuyển vào chuỗi cung ứng. Câu 13.12: Mẫu mà tôi đang kiểm tra rõ ràng là vật phẩm được xác định cho điểm bán lẻ và được gắn mã vạch ITF-14. Nó sẽ tốt chứ? Trả lời: Không, mọi vật phẩm để bán lẻ phải được mã hóa bằng mã vạch EAN-13, UPC-A, EAN-8 hay UPC-E. Câu 14: Các câu hỏi liên quan đến truy tìm nguồn gốc thương phẩm Câu 14.1: Có thể tuân thủ điều 18 của Luật EU 178/2002 như thế nào? Trả lời: Điều 18 của Luật EU 178/2002 yêu cầu phải thực hiện truy tìm nguồn gốc các mặt hàng tại tất cả các bước của sản xuất, chế biến và phân phối. Có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng mã vạch GS1-128 để phân định đơn nhất nguyên vật liệu, mặt hàng thương phẩm và đơn vị hậu cần và lô/seri cũng như mối liên kết, ghi chép và liên lạc của chúng. Câu 14.2: Để truy tìm nguồn gốc toàn bộ chuỗi cung ứng, những dữ liệu nào phải được ghi chép, ở đâu và như thế nào? Trả lời: Những dữ liệu liên quan tới một hoặc tất cả các bên trong chuỗi cung ứng hoặc là các dữ liệu đối tượng của bất kỳ một luật hoặc quy định chuyên ngành nào. Điều này có thể đạt được một cách có hiệu quả bằng việc sử dụng một hệ thống mở áp dụng xuyên suốt chuỗi giá trị. Dữ liệu ghi chép được có thể được lưu giữ và có thể lấy ra tại mỗi cơ sở dữ liệu của từng đối tác trong chuỗi cung ứng hoặc là tại một cơ sở dữ liệu trung tâm. Khoảng thời gian để lấy ra phụ thuộc vào đơn vị hậu cần hay thương phẩm cụ thể. Hệ thống GS1 cung cấp một sơ đồ mã số có tính chất chìa khoá tạo thuận lợi cho việc ghi và lấy ra. Thông tin chi tiết hơn có thể tìm thấy trong chương 7 – 10 của Hướng dẫn truy tìm nguồn gốc thủy sản. Câu 14.3: Một hệ thống mở, chẳng hạn như hệ thống GS1, có những ưu việt gì đối với người sử dụng, so với một hệ thống đóng ? Trả lời: Hệ thống mã số mở cho phép tất cả các bên trong tất cả các ngành kinh doanh sử dụng một tiêu chuẩn chung và do vậy làm tăng hiệu quả của công việc kinh doanh trong chuỗi cung ứng mà họ là một bên. Hệ thống toàn cầu GS1 cung cấp chức năng này. Trái lại, hệ thống ngành hoặc song phương giới hạn khả năng đạt được lợi ích thu được từ việc sử dụng tiêu chuẩn toàn cầu. Sự phát triển mạnh trong hơn 30 năm qua của Hệ thống GS1 thúc đẩy phát triển thêm các phần cứng và phần mềm làm cho việc áp dụng mã vạch trở nên hiệu quả hơn. Chức năng chéo của Hệ thống GS1 đã được nhận thấy bởi nhà cung cấp hệ thống nguồn doanh nghiệp và hiện đã được tổ hợp lại trong phần mềm tiêu chuẩn có sẵn để sử dụng đa ngành các sản phẩm này. Câu 14.4: Bắt đầu từ đâu ? Trả lời: Tiếp xúc và đăng ký thành viên với Tổ chức mã số mã vạch quốc gia (thành viên GS1 quốc tế). Lập Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và/hoặc Mã số địa điểm toàn cầu (GLN) và/hoặc Mã số công ten nơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC) bằng cách sử dụng Mã quốc gia GS1 cùng với số phân định doanh nghiệp mà GS1 Việt Nam đã cấp cho cơ sở bạn. Thông báo dự định của cơ sở bạn cho tất cả các đối tác thương mại sẽ đọc mã vạch GS1 thể hiện các mã số trên đây và /hoặc các thông điệp EDI EANCOM. Câu 14.5: Để trở thành thành viên của GS1 phải tốn bao nhiêu ? Trả lời: Phí thành viên rất khác nhau đối với các nước khác nhau, phụ thuộc vào dung lượng mã số và dịch vụ yêu cầu. Nhưng phí thành viên GS1 là thấp. Nó thường bao gồm phí hàng năm và phí đăng ký lần đầu. Câu 14.6: Đổi lại thì nhận được cái gì ? Trả lời: Một công ty sẽ nhận được một mã số phân định (Id) là tổ chức thành viên GS1, một dung lượng để đánh số sản phẩm của họ và một sự hỗ trợ cơ bản để áp dụng Hệ thống GS1. Dung lượng đánh số sản phẩm giao cho công ty thành viên phụ thuộc vào nhu cầu của họ và trong phạm vi từ 1000 đến 100.000. Nếu một công ty muốn dùng EDI qua thông điệp EANCOM họ có thể yêu cầu những thông tin cần thiết và sổ tay từ tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) của họ. Câu 14.7: Quản lý ngân hàng mã số do tổ chức thành viên GS1 quốc tế cấp cho như thế nào ? Trả lời: Khi bạn tham gia tổ chức thành viên GS1 quốc tế, họ sẽ cung cấp cho bạn các tài liệu cần thiết để quản lý hệ thống mã số. Các công ty nên cấp một cách tập trung các mã số sản phẩm. Câu 14.8: In mã vạch GS1 trên nhãn như thế nào ? Trả lời: Phần mềm tạo nhãn sẽ cho phép bạn sử dụng máy in phun hoặc laser, hoặc bạn cũng có thể sử dụng các máy in thiết kế đặc biệt chất lượng cao truyền nhiệt hoặc trực tiếp. Các máy này có thể có sẵn các đơn vị cho phép in nhãn lập trình trước hoặc là được điều khiển bằng máy tính cá nhân (PC). Cũng có thể nhãn được in bởi một nhà cung cấp chuyên về in nhãn. Câu 14.9: Chúng tôi có phải trở thành thành viên của tổ chức thành viên GS1 quốc tế ở mọi quốc gia mà chúng tôi hoạt động ở đó không ? Trả lời: Không. Thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu về nhận dạng và liên lạc của một công ty. Nhưng nếu có nhu cầu về sự hỗ trợ của một tổ chức MSMV quốc gia khác (Ví dụ về ngôn ngữ địa phương) thì cũng có thể xin tham gia vào tổ chức này. Câu 14.10: Để sử dụng mã GS1-128 có cần phải trở thành thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) không ? Trả lời: Thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) được yêu cầu phát các cấu trúc dữ liệu GS1. Cấu trúc dữ liệu này được thể hiện trên vật mang dữ liệu GS1 (tức là mã vạch) trên lĩnh vực công cộng. Nếu bạn chưa phải là thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia thành viên GS1 thì bạn phải làm việc này trước khi bạn muốn sử dụng GS1-128. Nếu bạn đã là thành viên của tổ chức MSMV quốc gia thành viên GS1, phí thành viên hàng năm của bạn đã bao gồm cả phí liên quan đến những hỗ trợ sử dụng tất cả các tiêu chuẩn GS1, trong đó có cả GS1-128. Các nhà cung cấp hậu cần có thể sử dụng các mã SSCC do các thành viên GS1 áp dụng trên các thùng hàng của họ và thu được lợi ích từ các chức năng có sẵn. Câu 14.11: Có phải GS1-128 chỉ sử dụng để nhận dạng kiện hàng không ? Trả lời: Không. Chúng được sử dụng để phân định các đơn vị thương phẩm, nhận dạng và truy tìm nguồn gốc các đơn vị hậu cần (chủ yếu là kiện hàng) và tài sản cũng như là để mã hoá các thông tin đi kèm như: số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng….. Quy định kỹ thuật GS1-128 cũng được dùng trên nhiều ứng dụng khác. Câu 14.12: Có thể liên lạc qua WebEDI được không ? Trả lời: Có. WebEDI cung cấp cho các công ty khả năng trao đổi với dung lượng thấp các dữ liệu điện tử qua internet.Thông tin được làm sẵn trên trang điện tử tiêu chuẩn hoá. Sử dụng quá trình này và thông điệp điện tử của kỹ thuật trình duyệt hiện đại, ví dụ, có thể nhận được ORDERS hoặc tạo ra DESADV*. Việc chấp nhận và hợp lý hoá các giải pháp như vậy đòi hỏi tiêu chuẩn hoá toàn cầu mà hiện nay đang được GS1 phát triển dựa trên định hình dữ liệu tiêu chuẩn EANCOM. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn. Câu 14.13: Có thể liên lạc qua XML được không ? Trả lời: Có. GS1 quốc tế đã cung cấp một bộ tiêu chuẩn toàn cầu B2B dựa trên một bộ lõi sơ đồ. Nó có thể được chia sẻ qua tất cả các nhà công nghiệp và có thể mở rộng để thoả mãn nhu cầu của một ngành cụ thể. Những sơ đồ XML này dựa trên các yêu cầu kinh doanh được tài liệu hoá thành Ngôn ngữ biểu mẫu thống nhất (Unified Modelling Language-UML) mô hình quá trình kinh doanh. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn. Câu 14.14: Có thể sử dụng RFID để truy tìm nguồn gốc được không ? Trả lời: Có. RFID là một vật mang dữ liệu cốt yếu bổ sung cho bộ công cụ tiêu chuẩn GS1 hiện có trong các lĩnh vực áp dụng có ý nghĩa, bao gồm cả theo dõi và truy tìm nguồn gốc các mặt hàng thương phẩm, tài sản…. Do các thành phần ứng dụng RFID khác nhau đã được tiêu chuẩn hoá, nên số lượng người dùng tiềm ẩn, các quá trình công nghiệp và kinh doanh đang tăng lên. Tiêu chuẩn RFID đầu tiên được GS1 phát triển là Quy định kỹ thuật GTAG, nó được thiết kế để làm việc trong dải tần số UHF. GS1 coi RFID là công nghệ bổ sung cho các tiêu chuẩn GS1 hiện thời như đã nói trong Quy định kỹ thuật chung GS1 và chúng cùng tồn tại trong một thời gian đáng kể nữa. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn. Câu 14.15: Có thể sử dụng mã giảm diện tích (Reduced Space Symbology – RSS) nay có tên là Databar để truy tìm nguồn gốc được không ? Trả lời: Có. Mã giảm diện tích là một công nghệ tương thích với công nghệ GS1 hiện thời. Nó được thiết kế để mang lại lợi ích trong trường hợp phân định vật nhỏ, tức là những nơi mà mã vạch hiện thời không sử dụng được một cách bình thường. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn.
Câu 6: Cách đọc MSMV?
Bạn phải, chắc chắn và không có ngoại lệ, in 12 số, không nhiều hơn, phía dưới mã vạch UPC-A.