FOSI: Công bố thực phẩm|Vệ sinh an toàn thực phẩm

Những điều cần biết về tiêu chuẩn HACCP là gì?

Tiêu chuẩn HACCP là phương pháp hiệu quả được sử dụng toàn cầu nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống nhận diện, ngăn ngừa những mối nguy thực phẩm và thỏa mãn những yêu cầu luật định. Việc chứng nhận bởi một cơ quan độc lập chứng tỏ sự cam kết của bạn về thực phẩm an toàn.

Việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuận phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết như Quy phạm Thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice), Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP(Sanitation Standard Operating Procedures) cùng các chương trình hỗ trợ khác để làm nền tả cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối tượng áp dụng

Các nguyên tắc của HACCP:

12 bước xây dựng hệ thống HACCP

Bước 1: Tập hợp đội ngũ HACCP

Bước 2: Mô tả sản phẩm 

Bước 3: Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm

   1.  Phương thức sử dụng
2.  Phương thức phân phối
3.  Điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng
4.  Yêu cầu về ghi nhãn.

Bước 4: Lập sơ đồ quá trình sản xuất

Bước 5: Kiểm tra tại chỗ lưu đồ chế biến

Bước 6: Tiến hành phân tích rủi ro

Bước 7: Quyết định các điểm kiểm soát tới hạn

Biểu đồ quyết định để xác định các điểm kiểm soát tới hạn haccp

 

Bước 8: Thiết lập các giới hạn tới hạn

  • Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành. Mỗi điểm CCP có thể có nhiều ngưỡng tới hạn. Để thiết lập chúng, cần căn cứ vào các quy định vệ sinh, an toàn của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn kiến nghị quốc tế của FAO, WHO, các cứ liệu khoa học, các tài liệu kỹ thuật, các thông số quy trình công nghệ, các số liệu thực nghiệm.
  • Để đảm bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn. Trong thực tế, đưa ra khái niệm “Ngưỡng vận hành” là giá trị tại đó của chỉ tiêu cần kiểm soát, người điều khiển phải kịp thời điều chỉnh thiết bị hay quy trình để đảm bảo giá trị đó không quá ngưỡng tới hạn. Như vậy, ngưỡng vận hành luôn luôn có hệ số an toàn cao hơn ngưỡng tới hạn và có giá trị luôn nằm trong vùng an toàn của ngưỡng tới hạn.
  • Các tiêu chuẩn thường được sử dụng bao gồm các biện pháp đo lường nhiệt độ, thời gian độ ẩm, độ pH, hoạt độ nước…

Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP

  • Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của CCP để so sánh chúng với các ngưỡng tới hạn. Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp những hồ sơ về tình trạng của quá trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra. Việc giám sát phải cung cấp thông tin đúng để hiệu chỉnh nhằm bảo đảm kiểm soát quá trình, ngăn ngừa vi phạm các ngưỡng tới hạn..
  • Dữ liệu được nhận từ việc giám sát phải do một người được chỉ định đánh giá có kiến thức và quyền hạn để thực hiện những hoạt động khắc phục khi dữ liệu được nêu ra.
  • Tất cả các hồ sơ liên quan tới việc giám sát CCP phải được những người thực hiện quá trình giám sát và một người chiụ trách nhiệm kiểm tra ở công ty ký.

Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục cho các sai sót có thể xảy ra

  • Các hành động khắc phục cụ thể phải được triển khai cho mỗi CCP trong hệ thống HACCP để đối phó với những sai sót khi chúng diễn ra nhằm điều chỉnh đưa quá trình trở lại vòng kiểm soát.
  • Các hành động phải đảm bảo được CCP luôn trong tầm kiểm soát. Các thủ tục về hành động khắc phục phải được ghi nhận vào các tài liệu ghi chép HACCP.

Bước 11 : Thiết lập các thủ tục thẩm định

Hoạt động thẩm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống HACCP và những hồ sơ của hệ thống. Tần suất thẩm tra cần phải đủ để khẳng định là hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
Các phương pháp thẩm tra có thể bao gồm các hệ thống nội bộ, kiểm tra về mặt vi sinh các mẫu sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiến hành thêm các xét nghiệm tại những điểm CCP có chọn lọc, tiến hành điều tra thị trường để phát hiện những vấn đề sức khỏe không bình thường do tiêu thụ sản phẩm, cập nhật số liệu từ phía người tiêu dùng sản phẩm. Đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP.

Các ví dụ về các hoạt động thẩm định bao gồm:

  • Xem lại hệ thống HACCP và các tài liệu ghi chép
  • Xem lại các sai sót về việc sắp xếp lại các sản phẩm
  • Khẳng định rằng CCPs đang được kiểm soát
  • Ở những nơi có thể, các hoạt động đánh giá phải bao gồm cả tính hiệu quả của các yếu tố trong kế hoạch HACCP

Bước 12: Thiết lập tài liệu và hồ sơ

  • Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống HACCP. Các thủ tục HACCP phải được ghi thành văn bản. Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động.
    Các loại tài liệu là: phân tích mối nguy, xác định các CCP, xác định ngưỡng tới hạn.
    Các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ giám sát CCP, hồ sơ về các sai lệch và những hành động khắc phục kèm theo, hồ sơ về hoạt động thẩm tra

Chứng nhận tiêu chuẩn HACCP là một phương pháp giao tiếp hiệu quả với nhà đầu tư và các bên liên quan khác, là yếu tố quan trọng chứng minh sự cam kết thực phẩm sạch dưới những yêu cầu về quản lý đoàn thể, trách nhiệm đoàn thể và báo cáo tài chính.

Theo chuyên gia tại FOSI