FOSI: Công bố thực phẩm|Vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn GMP- Quy phạm thực hành sản xuất tốt

Trong Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó yêu cầu áp dụng GMP, GHP, HACCP trong sản xuất thực phẩm và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong số các quy phạm kỹ thuật liên quan đến sản phẩm thực phẩm thì quy phạm Thực hành sản xuất tốt – GMP (Good Manufacturing Practices) là quy phạm cơ bản.

Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiệu quả GMP nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất và chuẩn hóa quá trình kiểm soát chất lượng thực phẩm.

Giới thiệu về GMP

GMP (Good Manufacturing Practices) – là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, áp dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều, ổn định, đạt tiêu chuẩn đã đăng ký và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm khác.
Lợi ích: GMP mang lại phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.

GMP đưa ra các yêu cầu

Tóm lại, GMP đề cập đến tất cả mọi yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu nhất cần phải có để đảm bảo chất lượng, vệ sinh trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng, an toàn theo mục tiêu của doanh nghiệp.

Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP:

Các bước triển khai:

  1. Tập hợp các tài liệu cần thiết ( bao gồm: Các quy định của pháp luật hiện hành, các tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, các yêu cầu thao tác kỹ thuật, các yêu cầu, phản hồi của khách hàng, các thông tin khoa học mới, kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu/thử nghiệm mẫu …)
  2. Xác định phạm vi áp dụng GMP.
  3. Lập kế hoạch tiến độ và phân công cá nhân phụ trách.
  4. Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn.
  5. Huấn luyện công nhân.
  6. Áp dụng thử, thẩm tra.
  7. Chỉnh sửa thiết bị, nhà xưởng, huấn luyện công nhân nếu có sự chưa phù hợp.
  8. Phê duyệt áp dụng chính thức.
  9. Giám sát việc thực hiện: đánh giá hiệu quả, cải tiến.

Nguyên tắc:

Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng:

Áp dụng SSOP và GMP tốt sẽ giảm thiểu gánh nặng cho áp dụng HACCP

Theo chuyên gia tại FOSI