Hợp tác xã nuôi heo an toàn Tiên Phong, công ty Chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn, công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam,…là một trong những doanh nghiệp đã và đang thành công theo phương thức sản xuât, kinh doanh chuỗi sản phẩm thịt trứng an toàn ở nước ta hiện nay. Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn, là phương pháp tối ưu và hiệu quả đối với doanh nghiệp trong công tác sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm của mình.
Hình thức sản xuất kinh doanh dạng chuỗi giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm của mình. Đặc biệt tạo lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình đối với người tiêu dùng.
ĐĂNG KÝ THAM GIA “ CHUỖI SẢN PHẨM AN TOÀN” ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
Điều kiện:
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là ATTP) theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Bộ NN&PTNT) hoặc cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra):
- Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc:
- Theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn; Quyết định số 1947/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/8/2011 của Bộ NN&PTNT về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ.
- Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm:
- Theo Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn; Quyết định số 1948/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/8/2011 của Bộ NN&PTNT về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ.
Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải áp dụng Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Quy mô:
- Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc: Quy mô trại từ 500 con trở lên.
- Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm: Quy mô trại từ 20.000 con trở lên.
Hồ sơ nộp (1 bộ) gồm:
- Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” (Mẫu 1.1 ĐKTY).
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực) hoặc các giấy chứng nhận khác tương đương.
- Sơ đồ mặt bằng cơ sở (từ lúc nhập gia súc, gia cầm vào trại đến khi xuất bán) (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản mô tả quy trình chăn nuôi (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực, nếu có).
ĐĂNG KÝ “CHUỖI SẢN PHẨM AN TOÀN” ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM; CƠ SỞ SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; CƠ SỞ SƠ CHẾ TRỨNG GIA CẦM
Điều kiện:
Cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra):
- Đối với cơ sở sơ chế, chế biến:
- Theo Thông tư số 66/2009/TT-BNNPTNT ngày 13/10/2009 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế về việc quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Đối với cơ sở giết mổ gia súc:
- Theo Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ NN&PTNT về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Đối với cơ sở giết mổ gia cầm:
- Theo Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ NN&PTNT về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, cơ sở sơ chế, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-100:2012/BNNPTNT yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế.
Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.
Quy mô:
- Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Dây chuyền giết mổ công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô giết mổ từ 100 con/ngày trở lên.
- Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Dây chuyền giết mổ công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô giết mổ từ 1.000 con/ngày trở lên.
- Đối với cơ sở sơ chế trứng gia cầm: Dây chuyền sơ chế công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô sơ chế từ 10.000 trứng/ngày trở lên.
Hồ sơ nộp (1 bộ) gồm:
- Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
- Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (Mẫu 1.2 – ĐKTY).
- Đối với cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; cơ sở sơ chế trứng gia cầm) (Mẫu 1.3 – ĐKTY)
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy công bố hợp quy; hoặc Giấy công bố phù hợp quy định; hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực, nếu có).
- Sơ đồ mặt bằng cơ sở.
- Bản mô tả quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật, sơ chế trứng gia cầm.
- Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực, nếu có).
- Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
ĐĂNG KÝ THAM GIA “CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN” ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH
Điều kiện:
Cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra):
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 do Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương ban hành hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, trứng gà: Áp dụng thêm Thông tư số 66/2009/TT-BNNPTNT ngày 13/10/2009 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y.
Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.
Hồ sơ nộp (1 bộ) gồm:
- Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” (Mẫu 5.1 – ĐKKD).
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm(Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn thời hạn) trong sản xuất của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy chứng nhận sức khỏe (còn thời hạn) của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp quận – huyện trở lên cấp (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản vẽ chứng minh có khu vực, bảo quản, kinh doanh riêng cho sản phẩm chuỗi (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (nếu có) (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Đối với cơ sở kinh doanh rau, quả thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Nông nghiệp cần bổ sung thêm “Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở” (Mẫu 2.3 – TMBVTV).
HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN
- B1: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan trực thuộc quản lý ( hoặc Ban An Toàn Thực Phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh).
- B2: Tiến hành thẩm định cơ sở đối với hồ sơ hợp lệ, kể từ ngày khi có thông báo hồ sơ hợp lệ . Đối với hồ sơ không hợp lệ, tiến hành bổ sung trong vòng 60 ngày, sẽ bị hủy hồ sơ nếu không bổ sung theo thời gian quy định.
- B3: Cấp giấy xác nhận cơ sở đủ điều tham gia sản xuất, kinh doanh chuỗi sản phẩm thịt trứng an toàn, sau 9 ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định đạt từ đoàn thẩm định. Trường hợp thẩm định không đạt sẽ trả hồ sơ, cơ sở khắc phục xong nộp lại hồ sơ mới.
DỊCH VỤ XIN GIẤY “CHUỖI SẢN PHẨM THỊT TRỨNG AN TOÀN”
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin của khách hàng. Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện và trình tự thủ tục đăng ký “chuỗi sản phẩm thịt trứng an toàn”
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình chế biến, dụng cụ, trang thiết bị, điều kiện trần, trường, nền….của cơ sở phù hợp điều kiện chăn nuôi, sản xuất, chế biến, kinh doanh chuỗi sản phẩm thịt trứng an toàn theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông.
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ lưu mẫu,,….
- Sắp xếp lớp học về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và cấp chứng chỉ. Tư vấn và hướng dẫn khám sức khỏe theo yêu cầu của Bộ Y Tế (Khi doanh nghiệp có nhu cầu).
- Hỗ trợ tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng với doanh nghiệp.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận, sau đó giao cho khách hàng.
Khách Hàng Chỉ Cần Cung Cấp
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh Thịt Trứng.
- Thẻ tập huấn và khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi.
- Giấy công bố hợp quy; hoặc Giấy công bố phù hợp quy định; hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (đối với sản phẩm là thành phẩm).
- Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (nếu có.)
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chứng nhận khác tương đương ( đối với cơ sở chăn nuôi).
- Trường hợp thiếu giấy tờ, hoặc chưa có Fosi sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng.
Thời Gian Thực Hiện
- Từ 1 – 5 ngày FoSi sẽ tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở,….soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 10 – 20 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt (Fosi tiếp đoàn cùng doanh nghiệp).
- Từ 10 – 15 ngày sau nhận giấy chúng nhận và giao cho khách hàng.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi Mr Mạnh: 0918 828 875 hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - 0909 228 783 để được tư vấn miễn phí về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tham gia chuỗi sản phẩm thịt trứng an toàn theo quy định hiện hành và các dịch vụ tốt nhất liên quan đến chuỗi thực phẩm an toàn.
Chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FOSI
Địa Chỉ: 232/7 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Hotline ATTP: 0918 828 875
Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875
Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
Hotline CBSP: 0909 898 783
Email: info@fosi.vn