Sản phẩm rượu chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa rượu. Trong đó các định nghĩa sau được sử dụng:
Xem thêm :
- Giấy phép bán buôn rượu
- Giấy phép bán lẻ rượu
- Quy định ghi nhãn hàng hóa sản phẩm rượu
- Giấy phép kinh doanh phân phối rượu
- Điều kiện và hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
- Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất rượu
- Xin giấy phép kinh doanh rượu tại Việt Nam dễ hay khó ?
- Công bố tiêu chuẩn rượu nhập khẩu
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng rượu sản xuất trong nước
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn sản phẩm rượu đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
- Tên sản phẩm;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
- Xuất xứ hàng hoá;
- Định lượng;
- Hàm lượng etanol;
- Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);
- Hạn sử dụng.

Tất cả sản phẩm rượu lưu thông trên thị trường đều phải ghi nhãn hàng hóa theo hướng dẫn trong Nghị định
Đối với rượu sản xuất để xuất khẩu thì thực hiện ghi nhãn hàng hóa rượu theo yêu cầu của nước nhập khẩu với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
Đối với sản phẩm rượu nhập khẩu, ngoài nhãn chính của nhà sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành làm công bố hợp quy và nhãn phụ sản phẩm. Tất cả các hàng hóa bán ra ngoài thị trường đều phải có nhãn phụ sản phẩm.
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn phụ sản phẩm rượu:
- Tên sản phẩm;
- Thành phần;
- Nồng độ etanol;
- Thời hạn sử dụng;
- Hướng dẫn sử dụng;
- Bảo quản;
- Thể tích thực;
- Xuất xứ, Địa chỉ;
- Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, Địa chỉ, Điện thoại.
Các định nghĩa hướng dẫn về ghi nhãn hàng hóa rượu
“Nhãn hàng hoá” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
“Ghi nhãn hàng hoá” là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
“Nhãn gốc của hàng hoá” là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.
“Nhãn phụ” là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
“Bao bì thương phẩm của hàng hoá” là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá. Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
- Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;
- Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.
“Lưu thông hàng hoá” là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá trong quá trình mua bán hàng hoá, trừ trường hợp vận chuyển hàng hoá của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
“Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá” là tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc đại lý theo đăng ký kinh doanh của các đối tượng quy định tại Điều 14 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
“Định lượng của hàng hoá” là lượng hàng hóa được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng theo số đếm hàng hoá.
“Ngày sản xuất” là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hoá đó.
“Hạn sử dụng” là mốc thời gian mà quá thời gian đó thì hàng hoá không được phép lưu thông.
“Hạn bảo quản” là mốc thời gian mà quá thời gian đó hàng hoá không còn đảm bảo giữ nguyên chất lượng và giá trị sử dụng ban đầu.
“Xuất xứ hàng hoá” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
“Thành phần” của hàng hoá là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
“Thành phần định lượng” là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hoá đó.
“Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hoá” là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hoá; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại.
Để có thể ghi nhãn hàng hóa rượu một cách chính xác nhằm lưu thông hàng hóa trên thị trường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Mr Mạnh: 0918 828 875 hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - 0909 228 783 để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất với mức phí tối ưu nhất.
Chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FOSI
Địa Chỉ: 232/7 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Hotline ATTP: 0918 828 875
Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875
Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
Hotline CBSP: 0909 898 783
Email: info@fosi.vn