Theo quy định mới được đề ra tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 thì cơ sở, doanh nghiệp đã có thể tự công bố thực phẩm cho sản phẩm của mình. Vậy thì, thủ tục tự công bố sản phẩm cụ thể như thế nào? Hãy theo dõi tại bài viết này của Fosi.
Căn cứ vào văn bản pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ban hành vào ngày 17 tháng 06 năm 2010.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành vào ngày 02 tháng 02 năm 2018: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm”.
Danh sách các sản phẩm được phép tự công bố chất lượng
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP thì những thực phẩm sau sẽ nằm trong nhóm thực phẩm mà doanh nghiệp có thể tự công bố sản phẩm sau đó gửi bản công bố đến cơ quan chức năng.
Sau khi công bố thì những thực phẩm này sẽ được phép lưu thông và kinh doanh trên thị trường theo đúng luật an toàn vệ sinh thực phẩm và doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đúng với những gì đã công bố.
Nếu công ty nào không công bố mà vẫn buôn bán thực phẩm thì sẽ bị xử phạt hành chính theo pháp luật nhà nước.
Thực phẩm thường sản xuất trong nước và nhập khẩu
Đối tượng đầu tiên có thể làm thủ tục tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là những thực phẩm thường sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân được phép thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh đối với những đối tượng sau:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
– Phụ gia thực phẩm;
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
– Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Những thực phẩm này không yêu cầu quá cao và có thể sử dụng cho mọi đối tượng nên doanh nghiệp có thể tự công bố về thành phần cũng như chức năng mà thực phẩm mang lại.
Thực phẩm thường là những sản phẩm có thể dùng cho mọi đối tượng nhưng không có công dụng đặt biệt ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe và không có cách sử dụng đặc biệt nào.
Các loại thực phẩm thường được sản xuất trong nước như: bánh kẹo (Kinh Đô, Tous les Jours, kẹo sữa Long Thành, Bibica, Hải Hà…) nước giải khát ( Pessi,Chương Dương, Coca…), nước trái cây (Tribico, Vfresh…), trái cây sấy dẻo(IFood Việt Nam,….).
Các loại thực phẩm thường được nhập khẩu như: bánh danisa, socola Mỹ, mỳ Udon – Nhật….
Với các sản phẩm thực phẩm thường có các thuộc tính như đã nêu trên thì cơ sở, doanh nghiệp được phép thực phẩm thủ tục tự công bố sản phẩm.
Hướng dẫn thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm
Sau khi đọc xong thông tin trên các bạn đã biết được nhóm thực phẩm có thể tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cần tìm hiểu cho mình thủ tục tự công bố bao gồm những gì?
Soạn Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp khi muốn hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì việc đầu tiên đều cần phải làm đó chính là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác nhất.
Phần hồ sơ này là điều kiện nhất thiết phải có và tuyệt đối không được sai sót. Vì vậy, khi muốn tự công bố sản phẩm thì doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ mục này.
Hồ sơ này bao gồm:
- Bản tự công bố chất lượng sản phẩm. Bản này đã có mẫu sẵn theo mẫu số 01 nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm. Thời gian được tính 12 tháng cho đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Bước thứ 2 trong thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm chính là bước nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.
Khi đến những cơ quan có thẩm quyền này thì doanh nghiệp nộp 1 bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sau đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được công nhận và được phép lưu thông trên thị trường cho mọi người cùng biết.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng tải lên trên những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài chẳng hạn. Hoặc cũng có thể đăng tải lên trên trang thông tin điện tử, website của chính công ty. Miễn sao khách hàng và cơ quan chức năng thẩm quyền có thể nhìn thấy được chỉ tiêu an toàn của những loại thực phẩm doanh nghiệp công bố.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật
Một điểm quan trọng doanh nghiệp cần phải biết là khi hoàn thành thủ tục tự công bố sản phẩm thì ngoài việc thực phẩm của doanh nghiệp sẽ được tự do kinh doanh trên thị trường thì doanh nghiệp còn phải tự đứng ra chịu trách nhiệm trước những thông tin doanh nghiệp tự công bố. Đặc biệt, khi có vấn đề liên quan đến thực phẩm như thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc không đủ an toàn thì doanh nghiệp sẽ phải đứng ra giải trình với cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Bước cuối cùng chính là cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ tự công bố của doanh nghiệp. Hồ sơ này sẽ được lưu trữ tại cơ quan tiếp nhận và trên website chính thức của cơ quan này cũng đăng tải những thông tin cần thiết về tên công ty, bản tự công bố và những thực phẩm mà doanh nghiệp đã tự công bố trước đó.
Khi tiếp nhận và lưu trữ thì cơ quan có thẩm quyền chỉ làm nhiệm vụ trung gian đăng tải những thông tin cần thiết lên trang web. Còn trách nhiệm hoàn toàn vẫn thuộc về doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần lưu ý rõ vấn đề này. Ở Tp.Hcm Website đăng tải bản tự công bố là http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/ , còn ở những tỉnh khác thì là Chi Cục.
Lưu ý khi làm thủ tục tự công bố sản phẩm
Để có một quá trình tự công bố chất lượng sản phẩm thuận lợi cũng như hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm không gặp những khó khăn thì doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Sử dụng tiếng Việt 100% cho hồ sơ tự công bố
Đối với hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp nhất thiết phải trình bày bằng tiếng Việt. Tuyệt đối không sử dụng tiếng nước ngoài để làm hồ sơ. Tất nhiên, điều kiện này áp dụng cho cả bản tự công bố cũng như phiếu kiểm nghiệm trong hồ sơ.
Tài liệu đính kèm phải có hiệu lực
Khi nộp hồ sơ để làm thủ tục tự công bố chất lượng thực phẩm thì nhất thiết phải có những tài liệu đi kèm để chứng thực cũng như chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Vậy nên, những tài liệu này yêu cầu cần phải có hiệu lực cho đến thời điểm nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm. Nếu những tài liệu này không có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết cho doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện ngắn
Tổng thời gian thực hiện thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm chỉ cần tầm khoảng 7 ngày. Thời gian này là thời gian chưa bao gồm công đoạn doanh nghiệp phân tích mẫu thử thực phẩm.
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm
Một khi đã quyết định tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm thì chắc chắn một điều là doanh nghiệp cần phải tự chịu trách nhiệm khi xảy ra sai sót trong quá trình kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không đứng ra chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp khi tự công bố.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ những chỉ tiêu thực phẩm an toàn để tiến hành tự công bố đạt chuẩn chất lượng an toàn nhất. Tránh những trường hợp sai sót về sau sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm để cho doanh nghiệp tham khảo. Và trên hết là doanh nghiệp cũng nên chọn cho mình được những Công ty chuyên về tư vấn vệ sinh an toàn thực phẩm để tin tưởng. Đến đây, mọi thắc mắc của doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp tiến hành thủ tục tự công bố hoàn chỉnh nhất.
FOSI GIỚI THIỆU ĐẾN QUÝ CƠ SỞ, DOANH NGHIỆP MÔ HÌNH TƯ VẤN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG – UY TIN NHẤT VIỆT NAM
- Tiếp nhận thông tin khách hàng.
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp
- Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với quy định hiện hành.
- Xây dựng hồ sơ tự công bố gửi đến doanh nghiệp ký tên đóng dấu. Xây dựng và tối ưu hồ sơ tự công bố để không chỉ để hoàn thiện thủ tục mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này (tối ưu cho xuất-trong nước sản phẩm) tránh các rủi ro không đáng có.
- Nộp hồ sơ lên Sở y tế địa phương. Thông báo cho doanh nghiệp khi thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục an toàn thực phẩm.
Trong 10 năm hoạt động trong ngành tư vấn phát triển thực phẩm Việt Nam, FOSI đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh THỰC PHẨM TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU, nhận được rất nhiều sự hài lòng của quý khách hàng. FOSI sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc của Quý doanh nghiệp, tư vấn hoàn toàn miễn phí. Xin vui lòng liên hệ: Mr Hải: 0909 898 783 - haitran@fosi.vn hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - 0909 228 783
Chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FOSI
Địa Chỉ: 232/7 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Hotline ATTP: 0918 828 875
Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875
Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
Hotline CBSP: 0909 898 783
Email: info@fosi.vn