GMP (Good Manufacturing Pratice ) – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, áp dụng trong quản lý sản xuất đảm bảo chất lượng, điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh. Tiêu chuẩn GMP giữ một phần trong quản lý hệ thống quản lý chất lượng; nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng, con người, quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh.
Tạo ra phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống hóa và đầy đủ; giảm sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh là lợi ích mà GMP mang lại.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành nội dung “buộc các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP từ ngày 1/7/2019. Đối với cơ sở, xưởng sản xuất không đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn GMP buộc dừng hoạt động”.

Tiêu chuẩn GMP đang được triển khai
Theo thống kê hiện cả nước có khoảng 4000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, số lượng cơ sở đủ điều kiện nhận được giấy cấp phép tiêu chuẩn GMP chỉ khoảng 300 cơ sở.
Cơ sở còn lại khi không đạt tiêu chuẩn GMP thì sao?
Các cơ sở khi không đạt tiêu chuẩn GMP sẽ không được phép sản xuất; dẫn tới nguy cơ cao thua lỗ và đình trệ các mặt hàng được quy định trong Nghị định. Các sản phẩm của các cơ sở này nếu còn có nhu cầu của thị trường; và nhu cầu sản xuất thì phương án tối ưu nhất là đưa vào hệ thống các nhà máy được chứng nhận GMP để sản xuất. Nhưng lại làm tăng chi phí lên khá cao; dẫn tới lợi nhuận doanh nghiệp đạt được rất thấp. Từ đó dẫn tới tỉ lệ rủi ro tăng cao, giảm thiểu hiệu năng sản xuất; mất mát khách hàng trong giai đoạn không được phép sản xuất…
Yêu cầu tiêu chuẩn GMP đưa ra
Theo Cục trưởng cục ATTP cho biết, yêu cầu GMP đối với sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đảm bảo các tiêu chí; cơ sở vật chất, nhà xưởng, hệ thống không khí; hệ thống bảo quản phải tách biệt với môi trường ô nhiễm,…
Cơ sở sản xuất phải có hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ; nhất là kiểm soát nguyên liệu đầu vào từ nguồn gốc xuất xứ;… để đảm bảo chất lượng của nguyên liệu cho quá trình sản xuất; và mang tới cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng.
Ngoài ra, sự đòi hỏi cao về yếu tố chuyên môn cũng được đưa ra trong Nghị định. Trong đó, chủ doành nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất mặt hàng sản phẩm. Khắc phục mạnh tình trạng nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng,…
Vấn đề tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp đau đầu về tiêu chuẩn GMP Ảnh minh họa
Trên thực tế, hiện có rất nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng; thực phẩm bảo vệ sức khỏe đủ điều kiện được cấp chứng nhận GMP. Nhưng đây là Nghị định mới được ban hành; nên khá nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng; thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa nắm bắt được quy trình để có thể được cấp chứng nhận GMP. Và với sự nhiệt tình, tận tâm với khách hàng của FOSI; FOSI sẽ giúp các công ty có nhu cầu xin giấy chứng nhận GMP qua đó mạnh dạn hơn cho việc đầu tư và yên tâm sản xuất.
Mọi chi tiết cần hỗ trợ tư vấn để hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ với FOSI qua số điện thoại Mr Hải: 0909 898 783 - haitran@fosi.vn hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - 0909 228 783 để được chuyên gia an toàn thực phẩm hỗ trợ.
=> Các bước triển khai cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn GMP
Chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FOSI
Địa Chỉ: 232/7 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Hotline ATTP: 0918 828 875
Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875
Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
Hotline CBSP: 0909 898 783
Email: info@fosi.vn