Trong bối cảnh những vi phạm về an toàn thực phẩm đang trở thành vấn nạn, thì việc đổi thay Nghị định 178/2013/NĐ-CP bằng Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là điều vô cùng cần thiết.
Đối với lĩnh vực sản xuất, nội dung xử phạt được phân chia rất cụ thể, với mức xử phạt nặng và nghiêm khắc hơn. Xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Đồng thời cũng tăng mức xử phạt đối với các vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất.
- Phạt từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với các vi phạm sau: nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất không đội mũ, không đeo khẩu trang, mang vật tư trang (đồng hồ, vòng lắc,..) khi tham gia sản xuất, ăn uống, hút thuốc lá hoặc khạt nhổ trong khu vực ( sản xuất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm).
- Phạt từ 03 đến 05 triệu đồng đối với các vi phạm sau: cống rãnh thoát nước thải bị ứ đọng, không được che kín,; dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy; không có giầy dép hoặc ủng dành riêng cho khu vực (sản xuất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm).
- Phạt từ 05 đến 07 triệu đồng đối với các vi phạm sau: quy trình sản xuất không bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng; nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói, nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ và các khu vực liên quan không được bố trí tách biệt; không được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí đối với khu vực chiết rót nước khoáng thiên nhiên đóng chai; có côn trùng, động vật gây hại trong khu vực (sản xuất, kho chứa, nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm); kho bảo quản không có đủ giá kệ, biển tên, nội quy, quy trình và chế độ vệ sinh; theo dõi không đầy đủ hoặc không theo dõi về độ ẩm, nhiệt độ và các yêu cầu khác đối với nguyên liệu hoặc sản phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt; nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất không có kiến thức về an toàn thực phẩm.
- Phạt từ 07 đến 10 triệu đồng đối vi các vi phạm sau: không trang bị dụng cụ chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn đối với từng loại thực phẩm; không phân loại, bảo quản riêng biệt phế thải, thành phẩm hoặc bán thành phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng với nguyên liệu và sản phẩm tham gia sản xuất, kinh doanh; bảo quản nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, sản phẩm thực phẩm không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm hoặc do tổ chức cá nhân sản xuất sản phẩm đó công bố; không thu gom, xử lý rác thải, chất thải trong phạm vi cơ sở sản xuất theo quy định pháp luật; sử dụng chất tẩy rửa, sát trùng không phù hợp với quy định; sử dụng hóa chất diệt côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất, kho chứa ( thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia, chẩt hỗ trợ chế biến, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm).
- Phạt từ 10 đến 15 triệu đồng đối với các vi phạm sau: nơi chế biển, bảo quản, kinh doanh nằm trong khu vực bị ô nhiễm, hóa chất độc hại; tường trần, nền khu vực chế biến, bảo quản, kinh doanh bị thấm nước, rạng nức, ẩm mốc; dụng cụ, trang thiết bị khử trùng dụng cụ, rửa tay và vệ sinh cá nhân chưa được trang bị hoặc không được trang bị đầy đủ; chủ cơ sở không có kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Phạt từ 15 đến 20 triệu đồng đối với các vi phạm sau: sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được phép trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng nguồn nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đảm bảo điều kiện vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng trong sản xuất, vệ sinh dụng cụ, thiết bị thực phẩm.
Hình thức xử phạt đối với cơ sở sản xuất thuộc đối tượng bắt buộc thiết lập và ứng dụng hệ thống phân tich mối nguy (HACCP) hoặc hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác cụ thể như sau: Phạt từ 07 đến 10 triệu đồng đối với cơ sở có thiết lập và áp dụng nhưng không đầy đủ theo quy định hoặc không phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh tại cơ sở. Phạt từ 10 đến 15 triệu đồng đối với hồ sơ quản lý chất lượng không đủ độ tin cậy hoặc không tiến hành khắc phục sửa chữa khi thông số giám sát vượt quá điểm kiểm soát tới hạn. Phạt từ 15 đến 20 triệu đồng đối với cơ sở không áp dụng hệ thống HACCP hoặc hệ thống quản lý tiên tiến khác theo quy định.
Ngoài ra, tiến hành đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm theo quy định tại khoản 5 (trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm), khoản 6 (điểm b,c) và khoản 7 điều 9 trong Nghị định này.
Mọi thắc mắc về hình thức xử phạt mới nhất đối với cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm theo nghị định mới chưa được giải khải quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với FOSI chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể cách xử lý tất cả vướng mắc gặp phải trong quá trình công bố sản phẩm.
Mr Hải: 0909 898 783 - haitran@fosi.vn hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - 0909 228 783
Chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FOSI
Địa Chỉ: 232/7 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Hotline ATTP: 0918 828 875
Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875
Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
Hotline CBSP: 0909 898 783
Email: info@fosi.vn