An Toàn Thực Phẩm(ATTP) hay còn được hiểu là Vệ sinh an toàn thực phẩm là cụm từ dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Quá trình này là toàn bộ những vấn đề cần được xử lý để đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tình hình chung về an toàn thực phẩm tại Việt Nam
- Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.
- Mặc dù đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm, và biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên một vài bệnh do kém chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm và thức ăn tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
- Trong các năm gần đây, việc dùng những chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, tràn lan, không đúng liều lượng và danh mục cho phép. Những loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai gây mất an toàn thực phẩm.
- Nhiều loại thịt buôn bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không theo đúng thành phần nguyên liệu và quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
- Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước và tồn dư một vài hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn tới những vụ ngộ độc thực phẩm.
- Một vài bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là những bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy những chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
- Một vài cấp ngành liên quan cần có biện pháp kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn nữa một vài cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế những mối nguy, bảo vệ người tiêu dùng trước một vài nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những điều cần biết về an toàn thực phẩm
- Đồ nhựa dùng lại:
- Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa PET (#1), là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được.
- Bọc thực phẩm bằng báo:
- Trong mực in có các loại hóa chất, trong đó có chì. Chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo chí sang thực phẩm. Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì khó bị đào thải mà lắng đọng lại và có thể gây hại khi đạt đến một mực độ nhất định. Ngoài ra một tờ báo thường trải qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc và người thu gom. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển.
- Dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm:
- Đồ nhôm vừa nhẹ, vừa sạch sẽ, tiện dụng. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường… thì khi dùng đun nấu, chứa đựng thực phẩm có thể các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm và người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua (muối dưa, canh chua), mặn – bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm.
- Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có nhiễm ion nhôm, thì ion nhôm vốn có ái tính với các tế bào thần kinh, sẽ tích tụ tại đó và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng “lú lẫn” (ngớ ngẩn). Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường.
- Cách phòng ngừa: Không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm; không dùng đồ nhôm để muối dưa, đánh trứng gà, làm nộm chua, canh chua, muối mặn, nóng…; không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo công nghệ. Hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm.
- Phòng thôi nhiễm ở nồi nấu bằng kim loại nói chung:
- Không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu trong các nồi đựng bằng kim loại, bất kể nhôm, gang, đồng hay inox. Bởi trong các món ăn, nhất là các món chua đều có một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi được “ngâm” trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm ôxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm ra dù không nhiều nhưng lâu dần tích tụ trong cơ thể người dùng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, cũng từ nhiều nghiên cứu khác cho thấy, nồi kim loại khi mới dùng đôi khi cũng thôi ra một lượng kim loại nhất định như Nickel, Chrome hoặc sắt. Lý do là bởi các bụi kim loại còn bám trên bề mặt sau quy trình đánh bóng. Do vậy, các nhà sản xuất khuyên người tiêu dùng, đối với nồi mới, nên cọ rửa sạch, cho nước vào nấu sôi, rửa sạch lại sau đó mới dùng.
10 Nguyên tắc thực phẩm vàng cần áp dụng
- Chọn thực phẩm an toàn
- Thực hiện “ăn chín, uống chín”
- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín
- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín
- Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi ăn
- Không để lẫn thực phẩm sống và chín
- Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ
- Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh
- Bảo vệ thực phẩm khỏi các loại côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác
- Sử dụng nguồn nước sạch.
Bài viết liên quan
- Mức xử phạt khi kinh doanh mà không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua đường dây nóng Mr Mạnh: 0918 828 875 hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - 0909 228 783
FOSI: Chuyên hỗ trợ pháp lý và cung cấp dịch vụ tư vấn xin Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế, Giấy phép sao khách sạn, Giấy chứng nhận an ninh trật tự, Phòng cháy chữa cháy, Giấy cam kết bảo vệ môi trường, Sở hữu trí tuệ, Bản quyền tác giả, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm...
FOSI cam kết dịch vụ: Nhanh – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi
Địa Chỉ: 232/7 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Hotline ATTP: 0918 828 875
Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875
Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
Hotline CBSP: 0909 898 783
Email: info@fosi.vn
Chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FOSI
Địa Chỉ: 232/7 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Hotline ATTP: 0918 828 875
Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875
Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
Hotline CBSP: 0909 898 783
Email: info@fosi.vn