Thực Phẩm Halal – Mười một nguyên tắc chung được chấp nhận liên quan đến Halal (có nghĩa là được phép) và Haram (có nghĩa là không được phép) trong Islam, từ đó đưa ra chỉ đạo cho những thông lệ hành đạo của người Muslim (Al- Qaradawi, 1984):
- Nguyên tắc cơ bản là tất cả vật chất được Thượng đế tạo ra đều ngoại trừ một số ít được cho là Haram.
-
Quyền làm cho hợp pháp và bất hợp pháp là riêng của Thượng đế. Một người nào – dù có thánh thiện hoặc quyền lực đến đâu – cũng không thể thay đổi quyền này được.
-
Người nào đưa ra việc cấm đoán những gì Halal và cho phép những gì Haram thì bị quy là mang tội phạm thượng, gán ghép, chia sẻ quyền lực với Thượng đế.
-
Những gì được phép là đủ và những gì bị cấm là không cần thiết đối với chúng ta. Thượng đế chỉ cấm những gì không cần thiết và không quan trọng, trong khi đó Ngài sẽ chu cấp những gì tốt hơn cho chúng ta.
-
Lý do mà một vật (điều) bị cấm là do không tinh khiết hoặc là có hại. Một người Muslim không cần phải biết chính xác là vì sao hoặc là thế nào mà một vật (điều) bị Thượng đế cho là không sạch hay là có hại. Có thể vì một lý do rõ ràng mà cũng có thể vì một lý do nào đó không biết được.
– Những gì dẫn đến vật (điều) Haram thì bản thân chúng cũng Haram. Nếu một vật (điều) bị cho là Haram thì bất cứ vật (điều) nào dẫn đến nó cũng bị cho là Haram.
– Làm cho một điều bất hợp pháp trở thành hợp pháp là Haram. Những gì Thượng đế cấm thì chúng ta không thể làm cho chúng hợp pháp bằng những lời diễn giải hời hợt được.
– Khi một người có đức tin làm một việc hợp pháp đi đôi với tâm niệm (niyah) tốt thì việc làm của y trở thành hành động thờ phượng. Ngược lại nếu là việc làm Haram thì bản thân nó lúc nào cũng Haram cho dù có tâm niệm tốt đến đâu, mục đích nó cao cả như thế nào đi nữa. Islam không chấp nhận vay mượn việc làm Haram để có được một thành quả giá trị. Thực ra, ở đây không chỉ đòi hỏi một kết cục cao cả mà phương tiện được chọn để đạt được điều ấy cũng phải đúng đắn.
– Tránh xa mọi nghi ngờ. Giữa hai khoảng minh bạch – hợp pháp và bất hợp pháp – luôn tồn tại một khoảng trống màu xám, đó chính là những gì bị ngờ vực. Islam coi việc tránh xa những gì nghi ngờ là hành động thờ phượng.
-
Phạm vi các điều cấm kỵ trong Islam thì rất hạn hữu, nhưng rất nhấn mạnh trong việc tuân thủ chúng. Cùng lúc, Islam cũng không bỏ qua những nhu cầu cấp bách trong cuộc sống, nhất là đối với sức khỏe của con người hoặc là khả năng chịu đựng khi phải đối mặt với những trường hợp đặc biệt. Islam cho phép sử dụng vật Haram trong trường hợp có nguy cơ đến tánh mạng (đói hoặc bị giết) nhưng với số lượng vừa đủ để vượt qua cơn hoạn nạn và duy trì sự sống.
-
Những vật (điều) Haram bị cấm đối với tất cả mọi người. Luật Islam được áp dụng cho tất cả mọi giới, mọi dân tộc, mọi tín ngưỡng. Không có việc phân biệt đối xử đối với bất cứ tầng lớp đặc quyền nào. Thật ra, trong Islam không có tầng lớp đặc quyền. Vì thế, không có sự phân biệt đối xử tồn tại trong Islam. Nguyên tắc này được áp dụng không những cho người Muslim với nhau mà cho cả người Muslim với người không phải Muslim.
-
Phạm vi các điều cấm kỵ trong Islam thì rất hạn hữu, nhưng rất nhấn mạnh trong việc tuân thủ chúng. Cùng lúc, Islam cũng không bỏ qua những nhu cầu cấp bách trong cuộc sống, nhất là đối với sức khỏe của con người hoặc là khả năng chịu đựng khi phải đối mặt với những trường hợp đặc biệt. Islam cho phép sử dụng vật Haram trong trường hợp có nguy cơ đến tánh mạng (đói hoặc bị giết) nhưng với số lượng vừa đủ để vượt qua cơn hoạn nạn và duy trì sự sống.
Những nguyên tắc trong bài viết này đều có tính chất chung, nguyên tắc đặc biệt cho từng loại sản phẩm khác nhau sẽ có trong các bài viết kế tiếp. Thực phẩm ở đây được phân lớp thành 4 nhóm để chứng minh tình trạng Halal của chúng, từ đó tạo thành công thức nguyên lý cho các sản phẩm Halal và giấy chứng nhận Halal.
FOSI (Theo halal-vietnam.vn)