Hệ thống siêu thị Châu Âu đang đòi hỏi các nhà cung cấp phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tư nhân như GLOBALGAP, BRC và IFS. Hệ thống này chiếm trên 60% các sản phẩm tươi sống bán lẻ ở nhiều nước Châu Âu. Thêm vào đó, mỗi công ty bán lẻ thậm chí còn yêu cầu về chất lượng cao hơn các nhà cung cấp nhằm phân biệt rõ sản phẩm của họ với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Tương tự, tại thị trường Châu á, hệ thống siêu thị hoặc các nhà kinh doanh chế biến nông sản địa phương cũng yêu cầu một vài chứng nhận tối thiểu về an toàn thực phẩm và các khách hàng này yêu cầu chất lượng cao hơn khi mua sản phẩm của người sản xuất.
Phần dưới đây sẽ đề cập đến loại hình tiêu chuẩn tự nguyện về an toàn thực phẩm và thực hành sản xuất tốt, điển hình là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Thưc ̣ hành nông nghiêp ̣ tốt (GAP) là yêu cầu của thị trường, là chìa khóa để tiêu thụ sản phẩm và hôị nhâp̣ xuất khẩu.
GAP là gì?
GAP là viết tắt đầu 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Production) dịch sang tiếng Việt là Thực hành nông nghiệp tốt. Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices – GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: An toàn cho thực phẩm; An toàn cho người sản xuất; Bảo vệ môi trường; Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít hóa chất BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường;
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp đảm bảo không có nguy cơ ô nhiễm hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý trong quá trình sản xuất cũng như khi thu hoạch.
- Tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội: Đảm bảo môi trường làm việc nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân, công nhân.
- Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm: Khi có sự cố xảy ra, thông quá việc ghi chép nhật ký sản xuất, các sản phẩm bị lỗi phải truy xuất được nguyên nhân, thu hồi sản phẩm lỗi và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự tái diễn trong tương lai.
Tại sao phải thực hành GAP – GAP mang lại lợi ích gì?
- Sản phẩm tạo ra đảm bảo an toàn, chất lượng cao: Việc xác định và ngăn ngừa các mối nguy ATTP trong quá trình sản xuất đã tạo ra các sản phẩm nông sản thực sự an toàn, có chất lượng cao (ngon, đẹp, …);
- Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn cho người lao động, một vấn đề rất ít được quan tâm nếu sản xuất thông thường.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, rất nhiều mặt hàng từ khắp các nước trên thế giới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, trong đó các sản phẩm nông nghiệp, nếu không tạo ra sản phẩm thực sự an toàn và đảm bảo chất lượng cao thì chính nông sản của nước ta lại thua ngay trên sân nhà. Đồng thời, nông sản phẩm của nước ta muốn tiến vào các thị trường quốc tế cũng phải đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực của thị trường đó.
Do đó, có thể khẳng định Thực hành nông nghiêp tốt ̣(GAP) là yêu cầu của thị trường, là chìa khóa để tiêu thụ sản phẩm trong nước và vươn ra các thị trường quốc tế.
Lịch sử phát triển của VIETGAP
- Tháng 11/2007, được sự hỗ trợ của công ty Syngenta Việt Nam, một nhóm cán bộ thuộc Hội làm vườn (do TS Võ Mai tổ chức) và các cán bộ thuộc Vụ Khoa học, Cục trồng trọt, cục BVTV cùng tiến hành thăm quan, khảo sát chương trình GAP của Malaysia, tổ chức Quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia. Kết thúc chuyến khảo sát này, đoàn đã có báo cáo trình bộ NN&PTNT, kèm theo là các kiến nghị về tổ chức triển khai chương trình EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú y và thủy sản ở Việt Nam.
- Sau đó, ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã ra quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP) tại Việt Nam.
- VietGAP là viết tắt của các từ tiếng Anh (Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam). Về cơ bản, VietGAP trên rau, quả được hình thành dựa theo các tiêu chí trong AseanGAP, HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point -Hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn), một số tiêu chuẩn GAP quốc tế như EurepGAP, GlobalGAP (EU), Freshcare (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sau đó, Việt Nam tiếp tục ban hành tiêu chuẩn VietGAP cho một số đối tượng sản phẩm khác như chè búp tươi (quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN), lúa (quyết định số 2998/QĐ-BNN-KHCN), cà phê (quyết định số 2999/QĐ-BNN-KHCN). Đối với ngành chăn nuôi, cho đến nay, Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn VietGAP cho các sản phẩm bò sữa, bò thịt, dê sữa, dê thịt, lợn, gà, ngan, vịt và ong (quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN). Đối với thủy sản, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP cho nuôi trồng thủy sản (quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS).
Thủ tục chứng nhận VietGAP:
Thủ tục chứng nhận VietGAP do từng tổ chức chứng nhận tự quy định dựa trên các nội dung của Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 (ISO/IEC Guide 65:1996), nhìn chung gồm các bước sau đây:
- Nhà sản xuất tự áp dụng VietGAP trong một khoảng thời gian, trong đó cần chú ý các yêu cầu sau đây:
- Tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất về tiêu chuẩn VietGAP và các quy định pháp luật có liên quan;
- Xây dựng và áp dụng các quy định cho nhóm đối tượng sản phẩm muốn chứng nhận phù hợp với quy định VietGAP;
- Thực hiện đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận
- Tiến hành đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận VietGAP: Trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, hai bên thỏa thuận về tài chính, trách nhiệm giữa hai bên, thời gian thực hiện, ….
- Sau khi được chứng nhận, nhà sản xuất phải tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất đáp ứng chuẩn mực của VietGAP và chịu sự giám sát định kỳ (tối thiểu 1 lần/năm) hoặc đột xuất từ tổ chức chứng nhận;
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 02 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực 1 tháng, hai bên sẽ chuẩn bị cho việc đánh giá lại và cấp lại. Trong trường hợp nhà sản xuất không có nhu cầu cấp lại thì có thể đề nghị Tổ chức chứng nhận gia hạn, thời hạn gia hạn không quá 03 tháng kể từ khi giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Ban biên tập FOSI